Chuyển đến nội dung chính

Bài học thất bại của đồng hồ Thụy Sĩ

Cuối những năm 70, ngành sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ với 400 năm lịch sử, với lượng tiêu thụ đứng đầu thế giới, đã có bước xuống dốc trầm trọng. Toàn bộ ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ phải đối đầu với thế nghìn cân treo sợi tóc, bên bờ của sự phá sản chỉ vì ''coi thường'' đối thủ và không nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường.

Trong thời kỳ này, lượng đồng hồ trước đây chiếm 40% tổng sản lượng thế giới, đã giảm mạnh xuống chỉ còn 9% vào năm 1982, lượng đồng hồ đeo tay năm 1973 từ 96 triệu chiếc tụt xuống chỉ còn 53 triệu chiếc vào năm 1982. Lượng đồng hồ bán ra thế giới từ 82 triệu chiếc đã giảm còn còn 31 triệu chiếc. Tổng giá trị tụt xuống đứng hàng thứ 3 thế giới. Hơn một nửa số công nhân đã đồng loạt rời bỏ nhà máy sản xuất đồng hồ mà mấy đời họ đã gắn bó và sống dựa vào nó, đứng vào hàng ngũ những người thất nghiệp.

Nguyên nhân chính là đối thủ sản xuất đồng hồ của người Thuỵ Sĩ là Nhật Bản đã nghiên cứu được rằng, trong vòng từ 10 năm đến 20 năm tới, nhu cầu thị trường lớn nhất về đồng hồ không phải là loại đồng hồ cơ danh tiếng mà là loại đồng hồ đẹp, giá rẻ và chính xác, đó là đồng hồ điện tử thạch anh.

Điều đáng tiếc là chiếc đồng hồ điện tử thạch anh đầu tiên lại do người Thuỵ Sĩ phát minh và nghiên cứu chế tạo ra. Tuy nhiên, trong con mắt của người Thuỵ Sĩ, đồng hồ điện tử thạch anh chẳng qua là một thứ đồ chơi xinh xắn, cho nên mới để người Nhật giành mất cơ hội này. Về sau, các chuyên gia ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ đã phân tích nguyên nhân xuống dốc: đó là đồng hồ sản xuất không thích ứng kịp với nhu cầu thị trường, không theo kịp được sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Chính từ bài học thất bại này, họ đã quyết định chọn sách lược chuyển từ đồng hồ chạy cơ là chủ yếu sang đồng hồ điện tử là chủ yếu và nhanh chóng giành lại được ngôi vị quán quân trong ngành sản xuất đồng hồ trên thế giới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n