Chuyển đến nội dung chính

Chuyện lý thú về bút tích học



Dù bạn có viết bằng tay trái hay cố gắng thay đổi nét chữ, các chuyên gia bút tích học vẫn nhận ra tác giả của nó, và biết được năng lực, tính cách và những khao khát của bạn.

Từ thời xa xưa trong nền văn minh của phương Đông lẫn phương Tây, người ta đã biết đến một khoa học độc đáo - bút tích học (graphologie), tức là căn cứ vào nét viết, chữ ký để đoán định tâm tính và cuộc đời của con người. Khoa học này hiện được áp dụng trong ngành an ninh của nhiều nước trên thế giới.

Ông Vitas Salzhjunas, Phó cục Bảo vệ lãnh đạo của nước Cộng hòa Litva, là một nhà bút tích học nổi tiếng. Để "thí nghiệm" khả năng của ông, phóng viên báo “Trud” (Lao động) của Liên bang Nga viết mấy dòng chữ không có nghĩa lý gì đưa cho Vitas. Sau khi chăm chú xem kỹ trang viết đó, Vitas nói đúng về trình độ học vấn của phóng viên, nói rõ anh ta là một người cởi mở, dễ thích ứng trong xã hội, dễ xúc động, cố chấp, bướng bỉnh. Anh thừa nhận Vitas đã nói đúng cả những điều anh giấu kín trong lòng.

Vitas Salzhjunas nói: “Để phân tích đầy đủ thì phải viết hai trang. Hôm nay viết một trang và ngày mai viết một trang. Tâm trạng thay đổi, và các chuyên gia có nhận định sâu hơn về những đặc điểm của tính cách”.

Hiện nay, Cục Bảo vệ lãnh đạo của Litva chỉ nhận người vào làm việc sau khi có sự phân tích tâm lý. Nếu như một người nào đó có những nét tính cách tiêu cực thì che giấu chúng không phải là dễ. Trước con mắt của hội đồng xét tuyển, vệ sĩ tương lai của tổng thống hay của thủ tướng phải có nhiều phẩm chất. Những điều mà các ứng viên không kể về mình thì nét chữ của chính họ cũng bộc lộ.

Trong số những thử nghiệm có một yêu cầu như sau: Ứng viên phải viết trả lời một câu hỏi vô thưởng vô phạt. Người đó được phát những tờ giấy trắng không có dòng kẻ, một cây bút và anh ta phải bình tĩnh viết ra tất cả những điều mình cho là cần thiết trên một cái bàn phẳng. Sau đó, văn bản được phân tích về mặt bút tích học tâm lý. Và bằng sự kết hợp với những nghiên cứu khác, các giám định viên có được bức chân dung tâm lý của một người. Họ rút ra được kết luận tương ứng về khả năng nghiệp vụ của anh ta.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, ở Liên Xô, các tài liệu về bút tích học tâm lý đã hoàn toàn bị cấm xuất bản. Theo Salzhjunas, có lẽ chính quyền sợ người dân qua nét chữ có thể biết được một số tính cách của những người điều hành đất nước. Mãi đến đầu những năm 90, người ta mới lại nhắc đến môn khoa học này.

Ở châu Âu, bút tích học tâm lý có mầm mống ngay từ thế kỷ 16. Từ đó trở đi, nó được phát triển rất năng động. Cho đến nay trên lãnh thổ Liên Xô cũ, thậm chí ở Litva, một số chuyên gia không tin vào môn này. Trên thực tế, nét chữ của con người là bức chân dung tự họa độc đáo về nhân cách anh ta. Ở mỗi người, nó rất cá biệt, tựa như dấu vân tay, và nó kể về tác giả rất nhiều điều. Thậm chí bằng nét chữ, có thể uốn nắn được con người. Trong một thử nghiệm, bệnh nhân tâm thần được đề nghị viết bằng phương pháp đặc biệt những con chữ, đoạn văn nhất định, vẽ những hình nào đó. Và điều này đôi khi dẫn tới việc phục hồi một số chức năng của não.

Nhiều người cho rằng nếu viết bằng tay trái, nét chữ sẽ thay đổi đến mức không thể nhận ra tác giả. Theo Vitas, tay được điều khiển bởi bộ óc. Nét chữ của người thuận tay phải viết bằng tay trái sẽ trở nên vụng về, nhưng căn cứ vào đó vẫn có thể nhận ra rằng tác giả chỉ là một người mà thôi.

Mỗi nét đều có nghĩa

Tất cả những gì trình bày trên giấy đều có ý nghĩa. Chỗ để trống phía trên và ở bên lề, vị trí chữ ký sẽ cho thấy tác giả thích ứng với xã hội đến mức nào.

Nhà bút tích học có thể đưa cho người cần "xét nghiệm" một tờ giấy và yêu cầu vẽ một vòng tròn, song không nói là vẽ ở đâu và kích thước ra sao. Có người vẽ vòng tròn nhỏ xíu, có người vẽ một vòng tròn lớn. “Tác giả” của vòng tròn lớn có thể có tính cách cởi mở hơn. Hoặc họ được yêu cầu vẽ nhiều vòng tròn. Có người phân bố chúng cẩn thận thành từng hàng - người này thường có tính cố chấp. Có người vẽ lung tung trên mặt giấy - người này có thể có tâm hồn thi sĩ... Song nhìn chung, việc phân tích con người phức tạp hơn nhiều. Đây chỉ là một vài nét chấm phá mà thôi.

Căn cứ vào nét chữ, thậm chí có thể xác định thói ưa bạo lực. Những tên cuồng loạn có “những nét xoắn” đặc biệt như trong bộ não vậy. Các chuyên gia Mỹ đã đi đến kết luận gần 80% số tác giả của nét xoắn trong chữ viết phải vào tù. Nét xoắn đó được các giám định viên đặt tên là “cái thòng lọng” của kẻ tội phạm.

Tài liệu sách kinh điển về bút tích học, chữ “tôi” được viết ấn nét và có móc dài hất lên về phía bên phải nói lên tính táo tợn và thói hiếu danh của tác giả, sự mong muốn gây ấn tượng. Chữ “tôi” mảnh mai, không ấn nét có thể chứng tỏ khả năng gắn bó sâu sắc. Chữ “tôi” có dáng bay bổng với nét bút kiêu hãnh nói lên sự chân tình và nguyện vọng muốn phục vụ mỗi người. Song, tất nhiên, chỉ có thể rút ra kết luận sau khi tổng hợp tất cả các khía cạnh của chữ viết.

Cùng với thời gian, do những hoàn cảnh khác nhau, tính cách của con người, thái độ đối với cuộc sống có thể thay đổi, và điều đó cũng có thể hiện trong nét chữ, Vitas nhận xét.

Một lần, các nhà hình pháp học nhờ Vitas góp ý kiến về một vụ tự sát xem có đúng là anh ta tự nguyện quyên sinh hay không. Sau khi nghiên cứu nét chữ của anh ta, họ đi đến kết luận rằng trong cách viết có dấu hiệu của bệnh thao cuồng tự sát (suicidomania). Sau đó, giả thuyết về việc người đó tự tử đã được xác nhận.

Sẽ không ăn thua khi một người muốn đánh lừa các nhà bút tích học tâm lý bằng cách thay đổi nét chữ của mình. Các chuyên gia chắc chắn sẽ nhận ra.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Khủng long ăn lá tự vệ bằng cách lớn nhanh.

Không có lớp vỏ cứng như sắt bảo vệ cơ thể, những loài khủng long ăn thực vật buộc phải tăng kích cỡ cơ thể để tồn tại. Ở tuổi trưởng thành, chúng lớn nhanh hơn những loài khủng long ăn thịt ít nhất ba lần. Ở năm thứ 10 trong cuộc đời, chiều dài cơ thể của Hypacrosaurus stebingeri – một loài khủng long ăn thực vật – đạt tới 9 m tính từ mũi tới chỏm đuôi. Trong khi đó, chiều dài cơ thể của loài khủng long ăn thịt bạo chúa Tyrannosaurus rex vẫn tương đối khiêm tốn khi chúng bước vào độ tuổi tương tự. Cơ thể chúng chỉ đạt tới chiều dài đó khi ở trong độ tuổi từ 20 tới 30 năm. Theo các nhà khoa học tại Đại học Kent State (Mỹ), sự khác biệt về kích cỡ buộc những kẻ săn mồi phải tấn công những con Hypacrosaurus stebingeri chưa đến tuổi trưởng thành. Lisa Noelle Cooper, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kent State, cho biết: “Khi một con Hypacrosaurus stebingeri tới tuổi trưởng thành, tôi nghĩ nó sẽ không phải sợ những kẻ ăn thịt. Nhưng khi cơ thể loài Tyrannosaurus rex đạt tới kích thước t