Chuyển đến nội dung chính

Hậu duệ của khủng long làm bố ở tuổi 111



Henry, được coi là một trong những hóa thạch sống cuối cùng của động vật bò sát thời tiền sử, sẽ trở thành bố trong vài tháng tới sau 40 năm không thể giao phối vì một khối u.

Tuatara là loài bò sát có hình dạng giống thằn lằn và chỉ sống ở New Zealand. Chúng được coi là một trong những hậu duệ cuối cùng còn sống của loài khủng long từng thống trị Trái Đất cách đây khoảng 225 triệu năm.

Henry đã “cặp kè” với Mildred, một con tuatara cái có độ tuổi từ 70 đến 80 năm, tại Bảo tàng Southland của New Zealand, từ đầu năm 2008. Cặp đôi này đã sản sinh ra 12 quả trứng vào giữa tháng 7. Những quả trứng sẽ nở trong vòng 6 tháng tới.

“Cụ” Henry sống ở khu vực đặc biệt dành cho tuatara tại Bảo tàng Southaland từ năm 1970 nhưng tỏ ra không quan tâm tới việc tìm kiếm bạn tình và giao phối. Mãi gần đây người mới phát hiện ra thủ phạm khiến “cụ” trở nên lãnh cảm với tình dục. Đó là một khối u ở bộ phận sinh dục của nó. Sau khi khối u được cắt bỏ, ham muốn “chăn gối” của Henry đã phục hồi. Hiện giờ nó đang chăm sóc ba con tuatara cái và có thể giao phối lần thứ hai vào tháng 3 năm sau.

“Với loài tuatara, quá trình hưng phấn tình dục có thể kéo dài vài năm. Vì thế chúng ta phải kiên nhẫn”, Lindsay Hazley, người phụ trách khu vực dành cho tuatara, nói

Lindsay cho biết, Henry chưa bao giờ giao phối trong tình trạng nuôi nhốt, nhưng không rõ nó đã bao giờ làm điều tương tự ngoài thiên nhiên hay chưa. Những con tuatara đực bước vào giai đoạn trưởng thành ở độ tuổi 20. Theo ước tính của các nhà khoa học, số lượng tuatara ở New Zealand vào khoảng 50.000 con.

N.V.H

Theo Daily Mail & Vnexpress

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n