Chuyển đến nội dung chính

'Đời sống tình dục' kỳ lạ của dưa tây



Các nhà khoa học Pháp vừa mới tìm ra một gene có khả năng thay đổi giới tính hoa của cây dưa tây, nhờ đó mà một cây có thể sản sinh ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính.

Các chuyên gia từ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của Pháp đã phân lập gene quy định giới tính của dưa tây, được gọi là CmACS, và theo dõi quá trình hoạt động của nó.

Họ tập trung vào ethylene, loại hoóc môn giúp trái cây chín và cho rằng một enzyme tham gia vào quá trình sản xuất hoóc môn này cũng liên quan tới quá trình biến hoa cái thành hoa lưỡng tính. Bằng cách đó, các nhà khoa học sẽ tìm ra mối liên quan giữa nồng độ ethylene với giới tính của hoa.

Để phối hợp với nhóm nghiên cứu người Pháp, nhà sinh vật học Jonathan Flowers và giáo sư Michael Purugganan tại Đại học New York phân tích sự tiến hóa của hệ thống sinh sản của thực vật. Hai ông nhận thấy nhiều loài có cả hoa đực và hoa cái hoặc hoa lưỡng tính. Dưa tây là trường hợp đặc biệt mà trong đó một cây có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Theo giáo sư Michael Purugganan thì đặc điểm này là kết quả của một quá trình tiến hóa mới xảy ra gần đây. Ông cho biết, một thay đổi trong cấu trúc ADN của gene CmACS khiến hoa cái biến thành hoa lưỡng tính.

"Con người và các loài động vật có vú thường chỉ có hai giới tính - đực và cái. Nhưng nhiều loài khác, gồm cả thực vật, có thể có ba giới tính. Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự hình thành giới tính ở cấp độ phân tử và những lợi thế của sự kết hợp hai giới tính trên một cơ thể thực vật", giáo sư Michael Purugganan kết luận.

Quốc Khánh
Theo VNE

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Khủng long ăn lá tự vệ bằng cách lớn nhanh.

Không có lớp vỏ cứng như sắt bảo vệ cơ thể, những loài khủng long ăn thực vật buộc phải tăng kích cỡ cơ thể để tồn tại. Ở tuổi trưởng thành, chúng lớn nhanh hơn những loài khủng long ăn thịt ít nhất ba lần. Ở năm thứ 10 trong cuộc đời, chiều dài cơ thể của Hypacrosaurus stebingeri – một loài khủng long ăn thực vật – đạt tới 9 m tính từ mũi tới chỏm đuôi. Trong khi đó, chiều dài cơ thể của loài khủng long ăn thịt bạo chúa Tyrannosaurus rex vẫn tương đối khiêm tốn khi chúng bước vào độ tuổi tương tự. Cơ thể chúng chỉ đạt tới chiều dài đó khi ở trong độ tuổi từ 20 tới 30 năm. Theo các nhà khoa học tại Đại học Kent State (Mỹ), sự khác biệt về kích cỡ buộc những kẻ săn mồi phải tấn công những con Hypacrosaurus stebingeri chưa đến tuổi trưởng thành. Lisa Noelle Cooper, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kent State, cho biết: “Khi một con Hypacrosaurus stebingeri tới tuổi trưởng thành, tôi nghĩ nó sẽ không phải sợ những kẻ ăn thịt. Nhưng khi cơ thể loài Tyrannosaurus rex đạt tới kích thước t