Chuyển đến nội dung chính

Napoleon Bonaparte



Napôlêông Bônapác (Napoleon Bonaparte) - nhà chỉ huy quân sự tài ba,hoàng đế nước Pháp,biệt hiệu là Na pôlêông I.

Napôlêông Bônapác sinh ở đảo Coocxơ, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, nằm giữa Pháp và Italia, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Ông theo học ở Học viện quân sự Briênnơ (Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo. Năm 24 tuổi,ông được phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh,giải phóng Tulông (Nam Pháp).

Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, Bônapác đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến Áo-Phổ-Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Aoxteclit ngày 2-12-1805 đánh bại liên quân Áo-Nga).
Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napôlêông I củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và các vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa...), mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu.Napôlêông I đã ban bố sắc lệnh về ''phong tỏa lục địa'' nhằm bao vây kinh tế Anh. Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Ban Nha (1808-1814) và nhất là cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại của nhân dân Nga (1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu cùa Napôlêông I.

Napôlêông bị bắt và đày ở đảo Enba (một đảo nhỏ nằm trên đảo Coocxơ và Italia) (4-1814). Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20-3 đến 22-6-1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Oateclô (gần Brucxen,Bỉ), Napôlêông bị thua và bị đày ra đảo Xanh Elen, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n