Chuyển đến nội dung chính

Phòng, chữa bệnh bằng rau mùi



Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu rán. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác. Ngoài ra còn chứa các vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kiềm, selen, magiê, đồng...

Trong sách "Thực phẩm kỳ diệu tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh tim" của Liz Applegate (California) có viết: "Rau gia vị như húng, mùi, bạc hà... thường được dùng mọi bộ phận của cây tươi để tạo ra hương vị đặc trưng của các món ăn.

Ăn nhiều rau gia vị là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh tim, do chúng trung hòa muối natri và chất béo. Rau mùi có thể phối hợp với hầu hết các loại rau có trong các món nấu, thịt gà, thịt cừu, thịt bê, trứng, cá...

Một số cách dùng rau mùi:

Làm cho sởi mọc nhanh và đều. Trước mùa sởi lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1-2 tuần một lần. Khi bị sởi dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã súc sạch miệng) xong mặc áo kín, tránh gió lùa.

Bên trong uống nước sắc rau mùi tươi.

Chữa thiếu sữa, mất sữa

- Lá rau mùi khô 50g, hạt mùi 20g. Sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.

- Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g. Nấu cháo ăn.

- Hạt mùi 6g cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút lấy nước thuốc chia ra 2 phần uống hết trong ngày.

Chữa loét niêm mạc lưỡi: Lá rau mùi 20g, lá rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ ngậm nuốt từ từ rất hiệu quả.

Mặt mọc nốt ruồi đen: Hạt mùi sắc nước rửa mặt thường xuyên (Nam dược thần hiệu).

Chứng đau bụng lâm râm sau khi ăn, bụng hơi đầy trướng, không tiêu: Rau mùi 1 nắm, vỏ quýt 8-10g. Sắc uống khi nước sắc còn ấm.

Kiết lỵ: Đau bụng mót rặn đi ngoài không được, hoặc ra tí chút kèm máu, mũi, "lờ lờ máu cá". Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu uống với nước đường, nếu lỵ ra nhầy uống với nước gừng. Ngày 2 lần.

Giun kim: Hạt mùi tán nhỏ, lòng đỏ trứng gà luộc, ít dầu vừng nhào chung cho đều, nặn thành thỏi nhỏ nhét vào hậu môn của trẻ khi trẻ ngủ qua đêm. Làm 3 đêm liền.

Ỉa chảy ra máu: Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với nước chín ngày 2 lần "rất tốt" (Nam dược thần hiệu).

Chứng lòi dom, sa trực tràng: Quả mùi đốt lên rồi tắt lửa cho khỏi lên để xông vào hậu môn.

Lưu ý: Phải chọn rau mùi tươi, mới thu hoạch để ăn và làm thuốc. Phải loại bỏ rau cũ nát vàng gây độc hại.
Không dùng khi đang dùng các thuốc Đông y như bạch truật, đan bì, đang bị loét dạ dày thì nên kiêng rau mùi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Khủng long ăn lá tự vệ bằng cách lớn nhanh.

Không có lớp vỏ cứng như sắt bảo vệ cơ thể, những loài khủng long ăn thực vật buộc phải tăng kích cỡ cơ thể để tồn tại. Ở tuổi trưởng thành, chúng lớn nhanh hơn những loài khủng long ăn thịt ít nhất ba lần. Ở năm thứ 10 trong cuộc đời, chiều dài cơ thể của Hypacrosaurus stebingeri – một loài khủng long ăn thực vật – đạt tới 9 m tính từ mũi tới chỏm đuôi. Trong khi đó, chiều dài cơ thể của loài khủng long ăn thịt bạo chúa Tyrannosaurus rex vẫn tương đối khiêm tốn khi chúng bước vào độ tuổi tương tự. Cơ thể chúng chỉ đạt tới chiều dài đó khi ở trong độ tuổi từ 20 tới 30 năm. Theo các nhà khoa học tại Đại học Kent State (Mỹ), sự khác biệt về kích cỡ buộc những kẻ săn mồi phải tấn công những con Hypacrosaurus stebingeri chưa đến tuổi trưởng thành. Lisa Noelle Cooper, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Kent State, cho biết: “Khi một con Hypacrosaurus stebingeri tới tuổi trưởng thành, tôi nghĩ nó sẽ không phải sợ những kẻ ăn thịt. Nhưng khi cơ thể loài Tyrannosaurus rex đạt tới kích thước t