Chuyển đến nội dung chính

Quân sự hóa vũ trụ - Thảm họa của nhân loại


Mới đây, Lầu Năm Góc đã bắn rơi một vệ tinh trinh sát bị hỏng. Năm ngoái, Trung Quốc dùng tên lửa phá hủy một trong số những vệ tinh bị trục trặc kỹ thuật của họ. Hai sự kiện này đã làm cho một số chuyên gia lo ngại đây sẽ là tiền đề cho một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian trên phạm vi toàn cầu.

Không gian vũ trụ đang bị quân sự hóa?

Nhìn theo góc độ lịch sử, các hoạt động không gian trước nay chỉ giới hạn trong lĩnh vực thăm dò khoa học, thương mại, liên lạc và điều hướng quân sự, cũng như thu thập thông tin tình báo... Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không gian nay đã trở thành một phần không thể tách rời của các hoạt động quân sự, đặc biệt là ở phương Tây. Sau khi diễn ra việc Hoa Kỳ và Trung Quốc dùng tên lửa phá hủy các vệ tinh bị trục trặc kỹ thuật, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các quốc gia khác cũng có thể phát triển những khả năng chống vệ tinh như thế và sử dụng không gian vào mục đích quân sự.

Phát biểu trên một diễn đàn mới đây tại Viện độc lập ở Thủ đô Washington, ông Peter Hayes, một nhà phân tích cấp cao thuộc Cơ quan An ninh không gian quốc gia Hoa Kỳ nói: “Năm 1991, chỉ có 7% số bom đạn được ném hoặc phóng từ trên không xuống có gắn những thiết bị điều khiển chính xác. Năm 1999, chúng ta tiến hành chiến dịch không tập của NATO trên vùng trời của Kosovo và Serbia. Trong trường hợp đó, số lượng bom đạn được điều khiển chính xác do các lực lượng NATO sử dụng trong cuộc xung đột liên hệ tăng lên khá cao. Chúng ta thấy loại vũ khí có tên là Bom tấn công trực tiếp hỗn hợp gọi tắt theo tên tiếng Anh là JDAM được đem ra sử dụng lần đầu tiên. Đây là một thiết bị do hệ thống định vị toàn cầu hướng dẫn được gắn vào các quả bom thông thường để biến chúng thành những quả bom được điều khiển một cách chính xác cao độ đến mục tiêu. Đến năm 2003, tỷ lệ số bom được điều khiển là 70%”.

Sự kết hợp những vũ khí đặt trong không gian với những phương tiện chiến tranh quy ước cho phép thực hiện những trận oanh tạc chính xác ở những tầm xa lớn, giúp giảm bớt số binh sĩ cần thiết phải có trên bộ.

Việc sử dụng các phương tiện trong không gian như các vệ tinh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là nhằm các mục đích ngăn ngừa khủng hoảng. Nhưng ngày nay, chúng đã trở thành những mục tiêu để tấn công, bởi vì những phương tiện đó, nếu bị tấn công và tiêu diệt, có thể giúp cho kẻ tấn công đạt được một lợi thế thật sự ngay trước mắt hay về lâu dài, tùy theo tầm cỡ của cuộc tấn công.

Nhiều nhà phân tích lập luận rằng cái giá phải trả cho sự thành công hay thất bại trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cao hơn nhiều do tiềm năng gây ra chiến tranh hạt nhân của nó.

Theo Bà Nancy Gallagher, một chuyên gia làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và an ninh thuộc Trường đại học Maryland, nhiều người cho là những tác động của một cuộc tấn công nhắm vào một vệ tinh sẽ chỉ giới hạn trong không gian. Nhưng bà nói rằng vệ tinh có thể bị phá hỏng bằng cách gây nhiễu và bằng cách tấn công vào các trạm vệ tinh mặt đất, và điều này có thể tàn phá các hệ thống điều hướng và thông tin liên lạc toàn cầu.

Bà Theresa Hitchens, Giám đốc Trung tâm thông tin quốc phòng ở thủ đô Washington: “Khi người ta phá hủy một vệ tinh khí tượng nhỏ, nặng vào khoảng 1 tấn, thì đã tạo ra 2,600 mảnh vụn trong không gian, mỗi mảnh lớn hơn một quả bóng chày. Đó là số mảnh mà chúng ta nhìn thấy được. Theo ước tính thì thật ra còn 150.000 mảnh vụn không gian nhỏ bằng một hòn bi mà chúng ta không thể nhìn thấy. Hầu hết các vệ tinh thông tin - liên lạc và vệ tinh quân sự đều nặng khoảng 10 tấn hoặc nặng hơn nữa. Nếu một trong số những vệ tinh đó bị phá hủy, nó có thể tạo ra một số khổng lồ những mảnh vụn trong không gian. Do đó, trong một cuộc chiến tranh nóng trong không gian, người ta có thể nhanh chóng tiến đến chỗ thực sự làm cho các vệ tinh không hoạt động được trong quỹ đạo liên hệ. Và đó sẽ là một điều kinh khủng thật sự cho nhân loại”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n