Chuyển đến nội dung chính

Vì sao Manulife Indonesia phá sản?


Vào trung tuần tháng 6/2002, Công ty bảo hiểm nhân học PT Asuransi Jiwi Manulife Indonesia ( AJMI), một nhánh đầu tư tại Indonesia của tập đoàn Manulife Canada đã bị toà án Thương mại Jakarta, Indonesia tuyên bố phá sản. Đây là một cú sốc không chỉ với Manulife mà còn với giới đầu tư nước ngoài tại Indonesia nói chung. Mặc dù vụ kiện chưa đến hồi kết nhưng trước mắt, nó tác động đến quan hệ Canada- Indonesia, đồng thời làm cho giới đầu tư nước ngoài thêm lo lắng về môi trường đầu tư bất ổn của Indonesia.

AJMI là công ty liên doanh được thành lập năm 1985, trong đó Manulife chiếm 51% vốn, Công ty PT Dharmala Sakti Srjjahtera ( DSS) của Indonesia do gia đình Gondokusumo làm chủ giữ 40% và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới chiếm 9% còn lại.

Bắt đầu từ một vụ kiện kéo dài 2 năm...

Tháng 5-2000, DSS lâm vào tình trạng phá sản và Chính phủ đã tổ chức bán đầu giá lại cổ phần của công ty này. Lúc đó, để cứu lấy hoạt động bảo hiểm của mình ở Indonesia, Manulife đã bỏ tiền ra mua lại toàn bộ cổ phần của DSS với giá 18 triệu USD. Tuy nhiên, vài giờ sau đó, Công ty Roman Gold Assets ( RGA) đã phản đối vụ mua bán này và cho rằng trước đó hai tuần, họ đã mua được cổ phần của DSS trong AJMI với giá khoảng 37,5 triệu USD tại Singapore từ Highmead- một công ty mạo danh và có hoạt động mờ ám ở Samoa.

Tranh chấp về cổ phần của DSS đã kéo dài suốt hai năm và Manulife đã từng kiện ra toà án ở Indonesia và Hồng Kông, nhưng không thành công. Đến ngày 17/5/2002, Manulife đã kiện lên Toà án tối cao Singapore cho rằng gia đình Gondokusumo đã cấu kết với một số đối tượng khác để làm hại Manulife. Manalife cũng cho biết lý do mà công ty này kiện Toà án tối cao Singapore là vì các bị đơn đa phần sống tại đây và những giao dịch mờ ám của họ nhằm hại Manulife cũng diễn ra ở đây.

Sau đó, tờ FEER cho biết, Toà án tối cao SIngapore đã chấp nhận thụ lý đơn kiện của Manulife và đã ra lệnh phong toả tài sản sản của gia đình Gondokusumo ở nước này bao gồm Suyanto Gondokusumo, vợ và mẹ ông ta. Giá trị của số tài sản này kể cả tiền gửi ở ngân hàng, và bất động sản lên đến 36 triệu USD.

Đến quyết định phá sản của Toà án...

Việc tranh chấp cả Manulife và DSS về cổ phần của DSS trong AJMI còn đang kéo dài thì đến 14-6-2002, tại Toà án Thương mại Jakarta, AJMI đã bị tuyên bố phá sản theo đơn kiện của Paul Sukran, người tiếp quản tài sản của DSS theo pháp luật. Tuyên bố này dựa vào lý do là AJMI đã không trả cổ thức năm 1999 khoảng 12,6 triệu USD cho DSS.

Phía ẠMI cho rằng lợi nhuận của công ty vào năm 1999 đã không được công bố và đã chia cho cổ đông. Và AJMI cho biết việc làm này đã được sự thống nhất của tất cả cổ đông trong một cuộc họp thường niên vào năm 2000. Theo AJMI, đây là chuyện thường xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần và nó hoàn toàn không liên quan đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty. Thế nhưng, toà án đã bác bỏ yếu tố này và vẫn công nhận tình trạng bị phá sản của AJMI theo Luật Phá sản của Indonesia.

Trên thực thế, theo Canadian Press, hiện nay AJMI là công ty bảo hiểm nhân thọ đứng hàng thứ 4 của Indonesia với tổng số tài sản lên đến 360 triệu USD. Năm 2001, AJMI đạt lợi nhuận 8,7 triệu USD. AJMI hiện chiếm 10% thị phần bảo hiểm nhân thọ Indonesia và có chi nhánh trên cả nước với khoảng 400.000 hợp đồng bảo hiểm phán quyết của toà án là không có cơ sở pháp lý và thô bạo.

Manulife cho biết, họ sẽ theo đuổi việc kháng cáo lên toà án cao nhất của Indonesia. AJMI đã yêu cầu lập ra một ban thanh lý tài sản mới theo luật và kháng án lên Toà án tối cao đòi xét xử lại vụ việc này. Theo luật của Indonesia, toà án tối cao phải có trách nhiệm trả lời đơn kháng án trong vòng 45 ngày. Và nếu Toà án tối cao thông qua tuyên án của toàn án Thương mại, toàn bộ tài sản của AJMI sẽ bị thanh lý và chia cho các chủ nợ của công ty này, kể cả các khách hàng mua bảo hiểm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n