Chuyển đến nội dung chính

Bài viết này được đăng trên website YaleGlobal Online (http://yaleglobal.yale.edu/), một ấn bản của Trung Tâm Nghiên Cứu Toàn Cầu Hóa Yale (http://www.ycsg.yale.edu/), và được Trung tâm này cho phép dịch sang tiếng Việt. Bản quyền © Trung Tâm Nghiên Cứu Toàn Cầu Hóa Yale.


Chiếc xe Lexus và cây ô liu

Ngày 1/1/1999
Thomas Friedman

Xuất bản năm 1999, cuốn sách được viết bởi một nhà báo về kinh tế và quan hệ quốc tế của tờ Thời báo New York, một tờ báo lớn của Mỹ. Tác giả mô tả quá trình và ảnh hưởng của toàn cầu hóa lên nền kinh tế thế giới cũng như lên các bộ phận trên thế giới.

Tóm lược cuốn sách
Tác giả bắt đầu bằng diễn tả sự lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đến Nga và Brazil, với kết quả gần như sụp đổ của một quỹ đầu tư khổng lồ và của nhiều thị trường thế giới. Ông cho thấy những sự cố tài chính toàn cầu lan rộng rất nhanh và ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Toàn cầu hóa đã được ghi nhận từ giữa thế kỷ 19 cho đến khoảng 1920. Quá trình toàn cầu hóa bị chậm lại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bị đẩy ngược lại trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, và lần nữa lại bị chậm lại bởi chiến tranh lạnh. Ngày nay toàn cầu hóa có điểm xuất phát cao hơn và tốc độ lan truyền nhanh hơn. Toàn cầu hóa trước đây dựa vào sụt giảm chi phí giao thông, trong khi toàn cầu hóa ngày nay dựa vào sự sụt giảm nhanh chóng chi phí thông tin. Tính theo giá quy đổi theo năm 1996, giá một cuộc điện thoại 3 phút giữa London và New York đã giảm từ 300 đô la năm 1930 xuống hầu như không đáng kể hiện nay. Hiện tượng này có ảnh hưởng đến các quốc gia cũng như đến từng cá nhân. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đã hạ bỏ nhiều rào cản và đẩy nhanh tốc độ thay đổi. Không phải ai cũng hiểu được tình thế mới trên thế giới. (Friedman nhắc đến nhiều tác giả khác như Paul Kennedy, Francis Fukuyama, Robert Kaplan, và giáo sư Samuel Huntington như ví dụ về những người có cố gắng nhưng vẫn không nắm bắt được tình thế.) “Toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng. Đó không phải là một xu hướng nhất thời. Ngày nay toàn cầu hóa là một hệ thống quốc tế rộng lớn, định hình chính trị trong nưóc cũng như quan hệ đối ngoại của tất cả các quốc gia, và chúng ta cần phải hiểu điều đó.”

Chiến tranh lạnh và toàn cầu hóa đều có những đặc trưng riêng được tóm tắt như sau:

Ý tưởng chính

Sự phân biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản

Hội nhập dựa trên tư bản thị trường tự do và công nghệ mới

Biểu tượng

Bức tường Berlin

Internet

Công cụ

Hiệp định chính trị

Thỏa thuận thương mại

Quan hệ

Bạn và thù

Hợp tác hay cạnh tranh

Mối đe dọa

Thảm họa hạt nhân

Lạc hậu và bị bỏ rơi

Đo lường sức mạnh

Tên lửa hạng nặng

Tốc độ truyền thông tin

Quy luật khoa học

Anh-xtanh, E=MC2

Luật của Moore: cứ hai năm tốc độ mạch xử lý lại tăng gấp đôi.

Sự cân bằng của toàn cầu hóa được xây dựng trên ba phần: cân bằng trong mỗi quốc gia, cân bằng giữa một quốc gia với các thị trường tài chính toàn cầu, và sự cân bằng giữa các cá nhân và các quốc gia. Các chính phủ, các thị trường, và một số cá nhân ngày nay có thể gây ra thay đổi của hệ thống. Cách nhìn nhận đa diện này là cần thiết để hiểu được thế giới. Thông tin có thể tạo giá trị gia tăng khi được chuyển từ nơi rẻ tiền đến nơi đắt hơn và trước đó kém phổ biến hơn. Các nhà báo và chuyên gia giỏi là những người biết được thông tin giá trị và chuyển đến nơi nào cần thiết.

Friedman chuyển chủ đề từ Trung đông (khi nói về chính trị và văn hóa) sang Lầu năm góc (khi nói về an ninh quốc gia và cân bằng lưüc lượng) và sang tài chính quốc tế. Khi tác giả chuyển sang bàn về tài chính và quan hệ đối ngoại, ông nhanh chóng nhận ra không thể không nói đến một yếu tố chủ chốt là công nghệ (đặc biệt là máy tính và truyền thông). Chủ đề sau cùng ông nói là ảnh hưởng vật chất và văn hóa của toàn cầu hóa. Ông thấy bảo vệ môi trường là cần thiết để chống lại hủy hoại vật chất, bảo tồn văn hóa là cần thiết để chống lại nền văn hóa thương mại đã bị đồng hóa hàng loạt một cách quá đáng đến mức không còn lành mạnh. Tác giả cố nhìn nhận thế giới qua toàn bộ các thấu kính trên, không chỉ qua một hoặc hai thấu kính. Các nhà chính trị, các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các nhà ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách, đều cần có khả năng nhìn theo nhiều góc độ để nhận thức được thực tế. Tác giả cho là những người thông hiểu tình hình nhất chính là những người quản lý các quỹ đầu tư, bởi vì họ tổng hợp tốt nhất các yếu tố. Những người khác cần phải được đào tạo cách nhìn nhận toàn cầu hay nhiều góc độ.

Tiêu đề cuốn sách gợi từ hai hình tượng. Thế giới hiện đại là nhà máy sản xuất ô tô Lexus của Nhật, tác giả quan sát 66 công nhân và 310 người máy sản xuất 300 xe hạng nhất mỗi ngày, cực kỳ chuẩn xác. Cùng thời điểm đó tác giả thấy câu chuyện về cuộc chiến giữa Israel và những nước A rập để phân định ai là chủ cây ô liu (một cách hình tượng). Cây ô liu là biểu tượng của sự độc đáo, là cội rễ của chúng ta. Cây ô liu có thể có tác dụng xấu nhất là gây ra các cuộc thanh lọc chủng tộc, cũng như có tác dụng tốt nhất khi giúp nhận biết mỗi chúng ta. Lexus là động lực cho sự tự hoàn thiện, thịnh vượng, và hiện đại hóa. Lexus và ô liu là hai phần hòa hợp trong chúng ta, không phần nào có thể hoặc nên được độc tôn. Hai động lực có thể cạnh tranh nhau, hay hòa hợp với nhau, hay nhất thời thắng thế nhau. (Việc thử vũ khí hạt nhân ở Ấn độ là một thắng lợi của cây ô liu, với giá phải trả cực kỳ cao.) Nếu quốc gia nào để cho một động lực trở nên quá mạnh, các động lực bên trong sẽ nổi lên để lập lại cân bằng.

Tác giả nói về một nhà máy thép quốc doanh ở Braxin, từ đình công bạo động đòi tăng lương đến đình công bạo lực đòi tư nhân hóa. Công nhân nhận ra là chỉ có một nhà máy hoạt động tốt và có lời mới có khả năng bảo đảm việc làm ổn định. Sự gia tăng vi tính hóa, viễn thông, và mã số hóa các thông tin đã thay đổi thế giới của họ. “Toàn cầu hóa ngày nay không chỉ là chuyển nguyên liệu từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển..., Ngày nay tất cả các nước đều có cơ hội kết hợp công nghệ với nguyên liệu, đều có thể được cấp vốn để trở thành nhà sản xuất hay một phần của dây chuyền sản xuất những mặt hàng hay những dịch vụ cao cấp. Điều này trở thành một yếu tố gián tiếp ràng buộc thế giới với nhau chặt chẽ hơn.” Thái lan nhận thức được điều này, và đã trở thành nước thứ nhì thế giới về sản xuất xe vận tải nhẹ. Hiện tượng này cũng mở rộng sang các lĩnh vực như ngân hàng hay y tế.

Thông tin dễ dàng hơn trong tài chính làm gia tăng số công ty có khả năng vay vốn để cạnh tranh với các công ty đi trước. Điều này cũng đúng với các quốc gia. Nhưng những người vay nhiều không thể đối xử với chủ trái phiếu như đối xử với ngân hàng. Có thể thương lượng hoặc thậm chí ép buộc ngân hàng. Nhưng đối với chủ trái phiếu, kể cả công dân trong nước, đơn giản họ chỉ bán trái phiếu đi. Ngày nay nợ đã được dân chủ hóa và phân tán rộng nên các thỏa thuận hậu trường không còn mấy tác dụng. Các công ty hay ngân hàng có vấn đề chỉ còn con đường hoặc suy sụp hoặc được cứu vãn bằng tiền ngân sách (bail-outs). Người Nhật trong nhiều năm đã cố tránh điều này, chỉ bằng cách ngân hàng cho vay theo các chỉ đạo sai lầm để cố nuôi sống các công ty đáng phải phá sản. Đến nay họ đã phải chọn cách bail-out để khỏi bị sụp đổ.

Một tính chất đặc trưng của toàn cầu hóa là người dân bình thường có thể có được một lượng khổng lồ các thông tin. TV vệ tinh, đĩa CD và DVD với dung lượng tương đương hàng trăm cuốn sách trong mỗi đĩa, internet cung cấp cho máy tính gia đình đủ loại thông tin với tốc độ ngày càng cao. Điện thoại và fax ngày càng rẻ hơn và sẵn sàng khắp mọi nơi. Ai cũng có thể biết mọi người khác sống như thế nào. Mọi người đều biết tỉ giá thị trường, cũng như các sản phẩm và giá cả. Mỗi người có thể tự mình mua cổ phiếu và trái phiếu. Quyền lực này đang tăng lên và khó có thể ngăn chặn hay khống chế.

Trong khi một số người cho là hiện tượng này chỉ đúng với các nước giàu, Friedman kể lại chuyến đi thăm một làng xa xôi ở phía bắc Trung quốc. Lúc đó đang có một cuộc bầu cử được Đảng chấp thuận. Một cử tri đòi hỏi “cáp quang!”, ông ta cũng muốn một chính quyền tinh giản, ông muốn cải thiện xưởng mộc đóng khung cửa của địa phương để có thể xuất khẩu. Theo Friedman, tất cả các nền chính trị hiện nay mang tính toàn cầu. Đó là lý do tại sao Đông Đức, Liên bang Xô viết, hệ thống tài chính châu Á, nền công nghiệp quốc doanh của Braxin, Đảng Cộng sản Trung quốc, công ty General Motors và công ty IBM, tất cả hoặc bị suüp đổ hoặc phải cải tiến hoàn toàn. Khi cả người sản xuất và người tiêu dùng các nơi có đủ thông tin, một mô hình tập thể kiểu cũ không có giá trị. So với những năm 1970 trở về trước, ngày nay việc điều chỉnh cần phải nhanh hơn. Thế giới thời chiến tranh lạnh chia xẻ nhiều hơn, ổn định hơn, quân bình hơn - nhưng nghèo hơn. Tình thế thay đổi vào những năm 1980. Những thay đổi được tăng cường trong thập kỷ này. Đến nay mọi thứ đều chuyển biến nhanh hơn. Theo kinh nghiệm của ông Andrew Grove ở hãng Intel, “chỉ có những người cảnh giác cao độ mới tồn tại được.” Nếu anh không lắng nghe và làm theo ý khách hàng, sẽ có ngay ai đó làm và công ty của anh sẽ ra ngoài cuộc hay phá sản. Cách tốt nhất lắng nghe khách hàng là dựa vào các thành viên trong công ty. “Không ai có thể khôn ngoan hơn tập thể của mình”. Một nhà lãnh đạo đưa ra mục tiêu, cơ cấu, và khen thưởng các thành công, nhưng cần phải chia sẻ các thông tin.

Một ví dụ trong nông nghiệp: Một nông dân ở Minesota sử dụng hệ thống định vị từ vệ tinh (GPS), kết hợp với một chương trình máy tính để tính toán hiệu suất phân bón trong mỗi phần nhỏ của diện tích canh tác. Anh ta theo đó thay đổi lượng phân bón thích hợp riêng cho đất của mình, không dựa theo con số bình quân của khu vực. Kiến thức được áp dụng tốt sẽ giúp tồn tại. Ý tưởng chung đó đúng cho một công ty khổng lồ cũng như cho một nhà thầu nhỏ. Họ phải thay đổi hoạt động để tồn tại, phải dùng máy tính và phải phi tập trung các cấp ra quyết định. Sự thay đổi này cũng đúng cho trong trường hợp của Thái lan, Trung quốc, hay Nga. Người ta có thể nói về các con đường thay thế cho thị trường tự do và toàn cầu hóa, họ có thể đòi hỏi “giải pháp thứ ba”, nhưng đến nay vẫn chưa thấy con đường nào khác. Một quốc gia có thể tiến nhanh hay tiến chậm, nhưng chỉ có một con đường cho phát triển kinh tế. Một khi đã gia nhập vào con đường và tuân theo quy luật thị trường, quốc gia này quyết định khoác chiếc “áo khoác vàng”. Tất cả các nước, kể cả Mỹ, đều phải mặc bộ trang phục này. Những người không theo con đường này sẽ tụt hậu, và trong tình huống xấu sẽ như Bắc Triều tiên.

Luật của chiếc áo khoác vàng là: Để khu vực tư nhân là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Duy trì mức lạm phát thấp, cân bằng ngân sách, giảm các trở ngại cho đầu tư nước ngoài, từ bỏ hạn ngạch và độc quyền nội địa, tư nhân hóa (ngay cả trong các ngành như điện và điện thoại), tinh giảm các quy định thủ tục trong công nghiệp, giảm thiểu tham nhũng. Khi một quốc gia thu mình vào chiếc áo khoác vàng, kinh tế mở mang trong khi chính trị thu hẹp. Chẳng còn nhiều các lựa chọn cơ bản về chính trị. Cảm nhận của người ngoài (về thực trạng trong nước) bắt đầu trở nên quan trọng hơn. Có thể bỏ qua những luật này, và theo hay không hoàn toàn là quyết định của mỗi nước. Nhưng tách mình ra cá biệt cũng phải trả giá. Sự dân chủ hóa trong tài chính, công nghệ, và thông tin đã tạo ra một “quần thể điện tử” của các nhà đầu tư. Họ né tránh các nước không chịu mặc chiếc áo khoác vàng trong khi thưởng cho các nước chịu mặc. Một chuyến thăm của cơ quan xếp hạng trái phiếu có khi còn quan trọng hơn của một nguyên thủ quốc gia.

“Quần thể điện tử” chẳng do một ai kiểm soát. Cũng chẳng ai được giao nhiệm vụ này. Quần thể này chẳng phải là hoàn hảo, đôi lúc họ nông cạn hay phản ứng quá đáng, nhưng sự ngốc nghếch chẳng kéo quá dài. Họ bỏ phiếu bầu bằng tiền của họ từng giây từng phút. Họ có thể giúp đỡ hoặc làm hại một nền kinh tế, trừ khi nền kinh tế có một cơ cấu giảm sốc tốt. Quần thể này gồm cả những con sừng ngắn (đầu tư ngắn hạn) ra vào với vốn vay và vốn đầu tư, hay những con sừng dài (đầu tư dài hạn) trực tiếp đầu tư vào xây dựng các nhà máy theo thời hạn dài.

Tham gia đầu tư ngắn hạn có cả các nhà đầu tư trong nước. Họ thường là những người vào và ra trước tiên trong thị trường chứng khoán nội địa, sau đó mới là các nhà đầu tư nước ngoài. Họ gồm cả các nhà đầu tư lớn và nhỏ, gồm cả nhiều thể loại quỹ hay tổ chức khác nhau. Có một lợi điểm là: sự cố có thể đến nhanh nhưng giải pháp cũng đến nhanh không kém, nếu có những chính sách đúng đắn. Những chính sách tốt có thể nhanh chóng khắc phục một uy tín tồi tệ. Ngay cả các vương quốc dầu lửa cũng học cách làm vừa lòng quần thể này.

Những nhà đầu tư dài hạn thường là những tập đoàn đa quốc gia (MNC). Họ cần phải sản xuất ở những nước có giá thành thấp và bán đi khắp nơi nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Trước đây, hàng rào thương mại thường khiến các MNC phải sản xuất ở các nước nghèo để được tiêu thụ ở thị trường địa phương. Ngày nayü họ cần sản xuất ở các nước đang phát triển để cạnh tranh có hiệu quả trên toàn cầu. Truyền thông hiện đại cho phép dàn rộng việc thiết kế và sản xuất trên toàn cầu, cho phép hoạch định và sản xuất liên tục từng giây phút. Thông thường công việc được thực hiện tại các đối tác hay các nhà thầu phụ tại địa phương. Sử dụng đối tác địa phương là cách tốt nhất thâm nhập vào nhiều thị trường mới và tạo các bước nhảy vọt công nghệ. Các MNC hiện đã đạt 9% tổng sản phẩm thế giới, con số này tăng gấp đôi kể từ năm 1970, sản xuất di chuyển từ nước này sang nước khác theo những cơ hội hạ giá thành. Trong vài năm tới, các MNC còn có thể tăng tốc để phát triển nhanh hơn trước.

Nguyên nhân của sự thay đổi nhanh hơn nữa là internet. Truyền thông qua internet thực sự miễn phí và thực sự đi khắp thế giới trong khoảng khắc. Ngay lập tức internet trở thành một hệ thống phổ thông toàn cầu: siêu thị, thư viện, bưu điện. Chẳng mấy chốc hệ thống sẽ đến cả những làng mạc xa xôi.

Nhịp độü thay đổi sẽ đặt áp lực lên những “kleptocracy”, những xã hội và chính quyền tham nhũng cao độ đến mức những quan hệ giao dịch đúng luật lại thường trở thành ngoại lệ. Cách duy nhất để làm mọi điều, kể cả để tồn tại được, là phải tuân theo “lệ”. Như ở Nga, một nhà hàng phương Tây phát hiện tất cả mọi nhân viên đều ăn cắp. Các công nhân chỉ theo gương tầng lớp cao trong xã hội Nga, những kẻ không chỉ tước đoạt của cải nhà nước mà còn chuyển tiền chiếm được ra nước ngoài. Những câu chuyện tương tự có thể thấy ở Indonesia, Ấn độ, Anbani, và phần nào ở Trung quốc. Kết nối với toàn cầu hóa là một quan hệ giữa hai yếu tố: sự chuyển hướng theo thị trường (có thể coi là phần cứng của hệ thống) và các quy chế luật lệ (được coi là phần mềm hay hệ điều hành). Friedman cho là những nước có khả năng xây dựng một hệ điều hành trung thực và hoàn thiện chặt chẽ sẽ hướng tới một nền dân chủ thị trường tự do. Những nước không thành công trong việc này sẽ tiến đến một kleptocracy thị trường tự do, nơi mà nhà nước bị tràn ngập bởi những kẻ cướp quý tộc và các thành phần tội phạm. Anbani là một ví dụ.

Điều này tạo ra lợi ích rất lớn các tổ chức kinh tế tài chính tốt. Những quốc gia không có quan hệ mâu thuẫn với quần thể điện tử là những nước có ngân hàng mạnh, quản lý kinh tế giỏi, và hệ thống luật pháp tốt. Nhà nước là hết sức quan trọng, nhưng quan trọng là chất lượng chứ không phải kích cỡ. Nhà nước phải thông minh, nhanh nhậy, và công bằng. Thu hẹp chính phủ chưa đủ mà cần phải cải tiến chất lượng. Toàn cầu hóa khi điều kiện chưa đủ là nguy hiểm cho ổn định kinh tế, xã hội, và chính trị. Đối với một quốc gia, vấn đề không phải là toàn cầu hóa hay không mà là cách thức toàn cầu hóa. Cần phải có thời gian xây dựng năng lực cần thiết để thực hiện toàn cầu hóa thành công.

Áp lực cũng như năng lực để có các tổ chức tốt hơn có thể đến từ một nguồn không dự kiến, đó là các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng và môi giới ngân hàng nước ngoài. Họ thực sự muốn đóng thuế hợp pháp, đòi hỏi kiểm toán tài chính, và tuân thủ các hợp đồng hợp pháp. Quần thể hiện đại tưởng thưởng cho sự minh bạch và hợp pháp, cũng như phạt (đôi khi quá nặng) cho những bất ngờ tiêu cực. Friedman nêu ra trường hợp người dân Indonesia đã hy vọng hệ thống toàn cầu sẽ áp đặt vào Indonesia những hiện thực kinh doanh và luật pháp mà xã hội trong nước không tự tạo ra được. Tuy nhiên chỉ sức mạnh của thị trường thì chưa đủ để thành công. Cần phải có áp lực nội bộ, thường là từ tầng lớp trung lưu đang lên. Khi một quốc gia nhận ra giá phải trả cho thông tin không đầy đủ, quốc gia đó sẽ cởi mở hoàn toàn. Braxin hàng ngày gửi fax cho các nhà đầu tư thông báo tình hình luân chuyển ngoại tệ của quốc gia! Ở Hàn quốc số lượng đăng ký vào học các lớp kế toán bùng nổ. Bởi vì thiếu thông tin và tham nhũng thường kết hợp với nhau, tham nhũng cũng bị các nhà đầu tư trừng phạt. Dubai, với các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cạnh tranh thắng một nước Ma rốc tràn ngập tham nhũng, mặc dù nhân công ở Ma rốc rẻ hơn. OECD (một câu lạc bộ các nước giàu) năm 1997 công nhận và sử dụng luật chống tham nhũng của Mỹ, và điều này sẽ chặn bớt nạn hối lộ.

Friedman tranh luận là các thị trường tài chính toàn cầu sẽ thúc đẩy tự do báo chí, mở rộng thị trường trái phiếu và cổ phiếu cho những công ty có hiệu quả, và cải thiện quản lý nhà nước ỏ những quốc gia thành công. Một quốc gia nhận được các phản hồi từ thị trường, có được một hệû thống pháp luật, tiến hành được những bước đi gây đau đớn tạm thời nhưng lợi ích dài hạn, quốc gia đó sẽ được mọi người tin tưởng. Một chính phủ độc đoán không thể mãi mãi đặt luật lệ cứng nhắc trên cơ sở thành công kinh tế. Khi suy thoái xảy ra cần phải có những hy sinh, và chỉ những chính phủ linh hoạt với tình thế mới biết cách hy sinh. Tuy nhiên, dân chủ quá cũng gây ra tác động ngược lại lực đẩy kinh tế toàn cầu.

Friedman cho là ngày nay các quốc gia có khả năng lựa chọn mức thu nhập của mình, như là một công ty chọn con đường thành công. Quốc gia không còn bị kìm hãm bởi tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý và lịch sử. Tác giả cũng đề xuất đánh giá xếp hạng các quốc gia như cách đánh giá xếp hạng các công ty. Danh mục các điểm đánh giá được đề xuất như sau:

1. Mức độ nối mạng của quốc gia? Trung quốc, Ixraen, Tây Âu (trừ Pháp), Ấn độ và Braxin đang tăng nhanh số lượng máy tính trên đầu hộ gia đình. Điều quan trọng hơn là mức độ kết nối vào internet. Năng lực truyền trông trên mạng (bandwidth) trong những năm 1990 có giá trị như đường sắt trong thế kỷ trước.

2. Tốc độ của một quốc gia? Thế giới ngày nay kẻ nhanh ăn người chậm, không phải như trước người lớn nuốt kẻ bé. Rào cản ngày càng thấp xuống, vì thế tốc độ là một lợi thế chủ chốt. Một quốc gia muốn thành công phải giúp các công ty của mình làm mọi việc nhanh hơn. Tốn bao lâu để có được một phê chuẩn? Để nhận một khoản vay? Để đặt một điện thoại? Tốc độ phá sản của một công ty không hiệu quả để chuyển nhân lực và tài lực sang các công ty có hiệu quả hơn?

Quốc gia có thu lợi được từ kiến thức của mình? Chỉ có kiến thức là chưa đủ mà cần phải áp dụng. Các công ty, các quốc gia thành công nhờ có kiến thức và tìm được cách thu hoạch giá trị từ kiến thức. Quốc gia Phần lan hay công ty Chevron làm được điều này trong khi nước Pháp hay công ty Siemens không làm được.

4. "Trọng lượng sản phẩm" của một quốc gia? Những nước thành công tăng giá trị mà không tăng tài nguyên sử dụng. Kết quả là tăng tỉ lệ giá trị trên trọng lượng của sản phẩm. Trọng lượng nặng chủ yếu do nguyên liệu thô. Trừ khi tăng giá trị (như hoa, trái cây và cà phê cao cấp) sẽ khó có được tăng trưởng bền vững.

5. Mức độ cởi mở của quốc gia? Braxin và Đài loan cùng muốn sản xuất máy fax đầu thập kỷ 1980. Hai nước có cùng thu nhập quốc dân trên đầu người. Braxin có thị trường lớn hơn, nhưng áp dụng thuế cao. Đài loan công bố miễn thuế. Không tập đoàn đa quốc gia nào muốn chuyển giao công nghệ tốt nhất của họ cho một thị trường đóïng cửa. Ngày nay Đài loan là nước sản xuất máy fax lớn nhất trên thế giới. Sản xuất ở Braxin giá thành quá cao và các công ty hầu như phá sản. Đến năm 1995 phải Braxin giảm thuế và đi theo chính sách mở cửa.

6. Quốc gia kết bạn như thế nào? Mô hình mới của các công ty là liên minh. Để nhanh chóng bán hàng trên toàn cầu cần phải có các đối tác. Quốc gia nào hợp tác tốt hơn với các nước khác sẽ phát triển tốt hơn. Ngoài kinh tế còn có các vấn đề khác như tội phạm, ma túy, khủng bố, lạm dụng vũ khí. Các hiện trạng này thách thức tất cả các nước và không loại trừ nước Mỹ.

7. Các nhà lãnh đạo có nắm bắt được tình thế? Vấn đề ngày càng trở nên quan trọng: các nhà lãnh đạo quốc gia cần hiểu được thế giới và có thể vạch ra một chiến lược thực tế. Tác giả nêu một trường hợp tiêu cực là Pháp đã ra luật cấm mật mã hóa (encryption) trên internet và kết quả là không thể phát triển nền thương mại điện tử của mình.

8. Tên hiệu của một quốc gia? Đối với khách hàng, tên hiệu là một biểu tượng gồm nhiều yếu tố: chất lượng, dịch vụ, độ tin cậy và khả năng kỹï thuật. Một quốc gia cần xây dựng uy tín. Malaysia đã có một tên hiệu tốt nhưng lại làm hư mất trong cuộc khủng hoảng châu Á. Thái độ các nhà đầu tư ngày càng tùy thuộc ít hơn vào quốc gia ở đâu hay đã như thế nào, mà nhiều hơn vào quốc gia đang như thế nào. Một thực tiễn được thông tin tốt sẽ tạo ra một tên hiệu.

Khi ngày càng nhiều công ty chấp nhận chiếc “áo khoác vàng”, ngày càng nhiều chuyên môn hóa và thương mại. Giá phải trả cho các xung đột trở nên đắt hơn. Toàn cầu hóa không kết thúc chính trị bè phái khu vực, nhưng tăng giá phải trả cho hành động gây hấn. Các cuộc chiến sẽ không sinh lợi. Hệ thống chiến tranh lạnh bỏ qua sự kém hiệu quả cũng như các khía cạnh xấu của các chính phủ, chỉ xét đó là phe mình hay phe bên kia. Hệ thống đó cũng tạo ra khuyến khích và nguồn lực cho các xung khắc khu vực. Trong hệ thống mới, các nhà đầu tư tư nhân điều hành hầu hết nguồn vốn, và họ chỉ đến những nơi có thể làm ra tiền. Chiến tranh không làm ra tiền, vậy thì tiền bay khỏi những khu vực có xung đột. Luôn có những nước muốn đứng riêng như Bắc Triều tiên hay Irắc, và trả giá cao vì không theo quần thể đầu tư. Trung quốc và Nga đang cố gắng hòa hợp các quyền lợi kinh tế và chính trị địa lý.

Ở Trung đông cũng có một vài biểu hiện của hiện thực mới. Ixraen đang dùng công nghệ cao để giảm ảnh hưởng của tẩy chay thương mại và thay đổi cân bằng thế lực trong khu vực. Công nghệ đối với Ixraen đang trở thành quan trọng như dầu lửa đối với A-rập Xê-út. Mặt khác, do công nhân kỹ thuật có thể đi lại tự do, một chính sách hiếu chiến có thể đẩy nhiều người xuất cảnh đi nơi khác. Các xã hội A-rập đang trở nên năng động hơn, cạnh tranh hơn, và tự do thông tin hơn. Do thu nhập từ dầu lửa giảm, các chính phủ A-rập càng cần thiết hơn phải khoác chiếc áo khoác vàng.

Nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã không sớm hiểu những thay đổi này. Các mối đe dọa ngày nay đến từ nhiều nguồn, và không phải bao giờ cũng là từ phía thù địch. Nhiều trường hợp nội chiến xảy ra giữa phe muốn toàn cầu hóa và phe chống lại. Các nhà phân tích cần thích nghi với một hiện thực: Nhiều chiến lược ngày nay không phải quân sự mà là kinh tế hay tài chính.

Sự thành công của toàn cầu hóa lại chính là mối đe dọa cho nó, khi không kiểm soát được tăng trưởng. Nếu không có một cơ chế bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa địa phương, kết quả sẽ chẳng mấy tốt đẹp. Các thành phố có thể trở nên như Bangkok, với đời sống khốn khổ, các sinh vật bị tuyệt chủng, các dịch bệnh, và các chi phí tốn kém cho tẩy rửa. Các giá trị văn hóa sẽ chỉ còn ở Disneyland, các cá nhân quên mất quá khứ của mình, tách rời khỏi những cội rễ của mình. Tuy một số tập đoàn hay ngân hàng đang trở nên nhậy cảm hơn với môi trường, việc thành lập các liên minh bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc vẫn còn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nếu toàn cầu hóa chẳng là gì hơn Mỹ hóa, toàn cầu hóa sẽ thất bại. Sẽ có lực kìm hãm lại hay những phản ứng tương tự. Sao chép lại không phải là điều lý tưởng và thế giới sẽ tốt hơn nếu văn hóa địa phương có thể du nhập những gì thích hợp với hệ thống của mình mà không bị tràn lấp đi.

Một thể hiện của toàn cầu hóa là hệ thống “người thắng lấy cả” trong đó người giỏi nhất trong mỗi ngành: vận động viên, ca sĩ, luật sư, bác sĩ, tác giả, hay diễn viên, nhận những khoản tiền khổng lồ. Những người chỉ kém hơn một chút có khi nhận được kém rất nhiều. Nếu mọi người trên thế giới đều muốn xem giải bóng rổ NBA, mua cuốn phim hay nhất, hay thuê chuyên gia giỏi nhất, tiền trả cho các ngôi sao sẽ tăng thêm. Ngày càng ít đi những thị trường địa phương ở đó nhân vật giỏi nhất lại không có được thu nhập khổng lồ. (Tất nhiên nếu bạn bị đau tim, bạn muốn được mổ bởi bác sĩ giỏi nhất nước hay nhất thế giới, chứ không chỉ nhất thành phố.) Như vậy sự bất quân bình tăng lên, trong từng nhóm ngành nghề cũng như trong số các công ty. Ngay các trận thể thao vé cũng trở nên quá đắt đến mức nhiều người đành ngồi nhà thuê cáp xem qua TV. Sự bất quân bình có thể ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt ở những nước đang phát triển, nơi nhóm trung lưu còn nhỏ bé và cơ hội giáo dục kém hơn các nước phát triển.

Thực ra, còn có nhiều lực đẩy ngược lại toàn cầu hóa. Một số quốc gia hay một số nền văn hóa chưa được trang bị đủ để có thể điều chỉnh. Tác giả gọi đó là các con rùa. Trong tình thế xấu nhất, các con rùa tập hợp lại thành một nhóm chống xã hội để đơn thuần cướp đoạt những gì họ không làm được. Tình hình này đã từng xảy ra ở Braxin, nhưng cũng là mối đe dọa ở mọi nơi. Tuy nhiên, mối đe dọa đẩy lui toàn cầu hóa đến mạnh nhất không phải từ những người không có, mà từ những người bị mất những gì họ đã có. Nhóm này có thể là những công nhân Trung quốc ngoài năm mươi tuổi, họ đã suốt đời tuân lệnh và nay thất nghiệp với tay nghề ít ỏi. Cũng có thể là những viên chức nay bị mất vị trí cũ (điều hành công ty nhà nước). Ở Nga, ủng hộ nhóm chống toàn cầu hóa là các công ty quốc doanh cũ và những người về hưu. Pat Buchanan ở Mỹ hay Jean Marie Le Pen ở Pháp là ví dụ những người tập hợp các nhóm lo ngại về toàn cầu hóa. Còn một nhóm khác là “hổ báo bị thương” mà thủ tướng Malaysia Mahathir là một ví dụ. Những nước này hưởng lợi từ toàn cầu hóa, nhưng sau đó nhận ra không thích thỏa thuận đó. Nỗi thông cảm với họ bị mất đi bởi sự thiếu nhất quán nghiêm trọng của họ. Ngay ở Ixraen, nhiều kẻ bảo thủ đang dùng lý do văn hóa để đẩy lui toàn cầu hóa, theo gương các nhóm bảo thủ của các nước A-rập. Chỉ có một ranh giới hẹp giữa hai trường hợp: duy trì một cội rễ lành mạnh hoặc tự cách biệt văn hóa của mình khỏi thế giới bên ngoài. Trường hợp sau hoặc là không thể được hoặc giá phải trả sẽ rất cao.

Chống lại những lực kìm hãm này là phần đa số trong các nước đang phát triển, những người đơn giản chỉ mong muốn một cuộc sống tốt hơn và nhận thức được toàn cầu hóa là con đường duy nhất. Lực lượng chống trì trệ này có khắp nơi và là nguồn sức mạnh cho toàn cầu hóa. Nguồn vốn toàn cầu có khả năng nâng mức sống bình quân nhanh hơn bất cứ hệ thống nào khác. Trong một xã hội tăng trưởng nhanh chóng, ngay cả mức “sàn” của tầng lớp nghèo cũng được tăng lên. Những quốc gia cởi mở nhất thông thường phát triển tốt hơn các nước còn đóng cửa. Ngay cả trong ảnh hưởng của khủng hoảng châu Á, tác giả Friedman thấy Thái lan, Indonesia, Hàn quốc sẵng sàng thay đổi để có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ở Bra xin, tác giả thấy công nhân nghèo có điện thoại và truyền hình cáp. Một người Malaysia nói, “toàn cầu hóa không phải chỉ là lập lại chủ nghĩa thực dân... Ngày nay có những cơ hội cho những người khác thể hiện họ qua internet.” Cảm giác bị mất quyền lực được bù bằng sự dân chủ hóa của thông tin tự do và tạo ra sức mạnh, ngay cả để chống lại các tập đoàn khổng lồ. Cũng có sự thật là hầu hết mọi người muốn gia nhập hệ thống và hưởng lợi. Nếu họ có được dù chỉ một nửa thời cơ, họ cũng sẽ kiên nhẫn hơn nhiều người nghĩ.

Friedman tranh luận là thế giới mới đòi phải có nhiều phẩm chất để thành công. Nước Mỹ có nhiều tài sản và ít nợ nần hơn bất cứ nước lớn nào. Địa lý thuận lợi, dân số đa dạng, thị trường tài chính linh hoạt và có hiệu quả, hệ thống pháp luật tốt, và sự chấp nhận thất bại (!) tạo nên các lợi thế to lớn. Ở Silicon Valley, những người đã từng bị phá sản (trung thực chứ không phải lừa đảo) được coi là đã qua thử thách và dễ thành công hơn, trong khi nếu ở Đức họ sẽ mất hẳn vị trí xã hội. Sự mở cửa cho nhập cư đã là một nguồn sức mạnh cực lớn, vì thêm người giỏi được thu hút nghĩa là thêm giàu mạnh. Hệ thống liên bang phân quyền cho phép các thử nghiệm địa phương cũng như sự cạnh tranh trong giáo dục, y tế, và phúc lợi. Thị trường lao động linh hoạt, và liên kết độc quyền bị cấm. Các kiểu lập dị cũng được chấp nhận, ít nhất là hơn ở Nhật. Các công ty chịu áp lực phải làm ăn có lời, vì thế thích ứng nền kinh tế thông tin nhanh hơn các nơi khác. Có một nền văn hóa thích sáng lập, với nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Còn nhiều khoảng trống cho phát triển, với một lịch sử tự do thông tin. Điều này tạo ra các công ty có tính cạnh tranh cao trong thế giới hậu công nghiệp. Tuy nhiên toàn bộ các lợi thế trên vẫn không thể bảo đảm chắc chắn thành công. Nhật và châu Âu sẽ học được cách cạnh tranh trong hệ thống mới, nhưng cách thức (và cả nỗi đau) có khả năng sẽ giống Mỹ ở nhiều phương diện. Nước Mỹ cũng phải đề cập đến những vấn đề thật sự của mình như nền giáo dục tồi ở cấp phổ thông cơ sở, sự xuống cấp trong các nội thành, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, thiếu kiểm soát vũ khí, quá lạm dụng kiện cáo, tỉ lệ tiết kiệm quá thấp, và hệ thống tài trợ cho chính trị bị lợi dụng do quá lỏng lẻo. “Điều duy nhất chúng ta phải lo sợ chính là tính không biết lo sợ,”

Một biểu hiện sự thành công của Mỹ là sự dị ứng ngày càng tăng đối với thái độ ngạo mạn và sự thành công của Mỹ. Mặc dù nhiều khi sụ tức giận thật ra là với toàn cầu hóa, Mỹ bị coi là kẻ phát động. Mỹ là người tham dự nhiều nhất, nhưng không phải là nguyên nhân của toàn cầu hóa. Nhiều công nghệ điều hành toàn cầu hóa đã bắt đầu hoặc phát triển ở Mỹ. Friedman tranh luận: Mỹ thật sự là nước cách mạng hơn Liên bang Xô viết. Nước Mỹ, nhiều khi không cố tình, tạo dựng và hủy hoại của cải, định nghĩa các mô hình tiêu thụ, và không cố gắng nhiều để thắng mà chỉ chuyển hướng người khác. Một người Ấn độ nói, “Thật không công bằng, không có qua có lại, khi mọi lời anh nói đều thành luật.” Friedman tranh luận đây không phải là nỗi sợ cổ điển đối với chủ nghĩa đế quốc. Không còn các cuộc chiến để thống trị lãnh thổ hay giành lợi nhuận. “Nước Mỹ chuyển văn hóa, giá trị, kinh tế, và công nghệ đi mọi nơi - cho dù Mỹ hay mọi người khác có muốn hay không.” Nước Mỹ cũng đang tự học những bài học về “sức mạnh mềm.” Không chỉ riêng I-ran hay I-rắc ghét Mỹ mà cả những người ở Pháp, Canada, Nga, Trung quốc, Ấn độ, Pakistan, Nhật, Hàn quốc, Mê-hi-cô... cũng chung cảm giác này. Những thái độ này làm tăng thêm hiện tượng “ăn theo”. Nhật vui vẻ quan sát Mỹ đấu tranh với Trung quốc về bản quyền mà không tham gia giúp, mặc dù công ty Sony là người hưởng lợi. Ở nhiều nước, chỉ trích Mỹ là một cách đánh lạc hướng dư luận khỏi những thất bại trong nước. Cũng có những người thực sự ghét Mỹ, như là Osama bin Laden (một kẻ khủng bố chống Mỹ ở A-rập), người muốn phá hủy mọi thứ Mỹ, từ nhà hàng đến sứ quán, từ nhà máy đến trạm xăng. Họ dùng mọi công cụ của toàn cầu hóa, từ internet đến đột nhập vào máy tính. Những người giận dữ, kể cả các cá nhân, có thể gây nguy hiểm rất lớn cho hệ thống toàn cầu. Nếu họ tiếp cận đến công nghệ bị cấm (như bom hạt nhân có cỡ chỉ bằng va li, các vũ khí hóa học hay vi trùng) họ có thể phá hủy các thành phố, như khi Ramzi Yousef cố làm nổ tung Trung tâm thương mại thế giới ở New York và giết hàng ngàn người. Ngày nay vẫn có nhiều người như Ramzi Yousef hay còn tệ hại hơn. Đó là mối đe dọa cho toàn cầu cũng như cho mỗi quốc gia.

Toàn cầu hóa có một nghịch lý là nó có thể làm mọi điều trở thành có thể và ngược lại. Nó có thể tước quyền lực hoặc tăng quyền lực. Nó có thể đồng hóa hoặc có thể làm cho các nhóm hay các nền văn hóa độc đáo liên lạc và chia xẻ với nhau. Nó mở ra nguyện vọng phát triển, nhưng cũng làm mọi người ôm giữ chặt hơn cây ô liu truyền thống. Một số quốc gia thấy toàn cầu hóa quá khó để điều chỉnh theo. Những nước này nhỏ và có thể bị hạn chế hoặc bỏ rơi khỏi hệ thống quốc tế (Xéc, Syria, Anbani, Bắc Triều tiên, I-rắc, Ruanda...) Nhưng những nước lớn như Trung quốc, Nhật, Nga sẽ phải tìm cách điều chỉnh theo nếu thấy toàn cầu hóa là vững bền. Nền văn hóa Nhật vốn coi trọng tổ chức trên dưới và sự ổn định, một vài thay đổi cần thiết có thể sẽ khác với giá trị cũ. Ngay cả trong trường hợp đó, khi đạt được nhất trí Nhật có khả năng (và dường như họ sẽ) đáp ứng nhanh chóng. Trung quốc sẽ điều chỉnh khó khăn hơn do các lý do chính trị. Họ có thể phát triển chậm lại do giữ nguyên hệ thống hiện tại gồm các công ty quốc doanh phá sản, các ngân hàng không có tiền chi trả, và chính quyền không bị giới hạn theo luật. Họ cũng có thể trở thành “bình thường” và tiếp tục tăng trưởng nhanh. Dù theo hướng nào, đất nước này đang chuyển biến nhanh và có thể bị vấp do tốc độ cao. Khi đó không chỉ Trung quốc bị ảnh hưởng. Các điều chỉnh phải có ở Nga sẽ còn khó khăn hơn, và có thể cần nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, nguyên liệu hạt nhân dường như đang được đem ra bán.

Những vấn đề khác của toàn cầu hóa là: làm cho thế giới quá kết nối với nhau. Từ vấn đề Y2K của hệ thống máy tính khi bước vào năm 2000 cho đến các hệ thống tài chính hay các vi rút máy tính, ngày nay khó mà tách biệt các vấn đề ra khỏi hệ thống. Công nghệ mới cũng có khả năng đột nhập quá mạnh, khi internet và máy tính đang hạ thấp chi phí để nhòm ngó vào công việc của mọi người khác. Hệ thống có thể trở nên quá mất công bằng đối với quá nhiều người. Nếu hệ thống chỉ đòi hỏi hy sinh mà lại không mang lại được lợi ích, nhiều người sẽ tách rời ra thay vì hòa nhập vào dòng chảy tài chính cũng như thương mại. Chừng nào Mỹ và châu Âu còn có khả năng bị suy thoái, còn quá sớm để các nước nghèo hơn nhìn nhận các lợi ích của toàn cầu hóa đến với họ, và so sánh với giá phải trả cho chúng.

Chương cuối cùng phân tích và phê phán vai trò của Mỹ trong việc thúc đẩy một toàn cầu hóa chất lượng cao hơn và quản lý tốt hơn. Tác giả trích lời John F. Kennedy: “Nếu một xã hội tự do không thể giúp số đông người nghèo thì cũng chẳng có thể bảo vệ thiểu số người giàu.” Tác giả cho thấy tầm nhìn nông cạn của một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, những người tự hào là chưa từng ra khỏi nước Mỹ, ngay cả tự hào về việc chống chính phủ. Họ nên thấy kinh nghiệm về rối loạn hay nội chiến ở châu Phi để hiểu được nếu không có chính quyền thì sẽ như thế nào. Tác giả tin là vì Mỹ có kinh nghiệm về các tổ chức và các công nghệ của toàn cầu hóa, Mỹ phải có trách nhiệm giúp cho toàn cầu hóa tốt hơn. Ông đưa ra một sơ đồ để đánh giá hầu hết các chính trị gia như sau:

Chủ trương “Để mọi
người tự ăn bánh”
/\
Người chủ trương
phân chia <----------------> Người ủng hộ hội nhập
\/
Người cổ động xây
dựng an toàn xã hội

Người chủ trương phân chia không muốn quốc gia mình hòa nhập với các nước khác, không muốn thương mại bị quy định theo luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), không muốn công ăn việc làm bị thay thế bởi những nhà sản xuất ở nơi nào đó có hiệu quả hơn. Người muốn hội nhập tin rằng lợi ích từ việc gia nhập WTO và tự do thương mại là rất lớn, rằng sức mạnh của thị trường và công nghệ là tất thắng, rằng hội nhập toàn cầu ngày nay là con đường đúng duy nhất . Những nhà chính trị “để mọi người ăn bánh”, một cụm từ ám chỉ Maria Antoinette vào thời điểm sau cách mạng Pháp, về căn bản cho là mọi người cần tự lập hơn và chính phủ cần phải nhỏ hơn. Các nhà chính trị “vì an toàn xã hội” muốn có thêm đào tạo tay nghề và phúc lợi xã hội để tăng thêm bảo đảm cho những người còn đang hưởng phần ít hơn của cải xã hội. Ở Mỹ, Bill Clinton thuộc về góc dưới bên phải, Dick Gephardt (đứng đầu một phe dân chủ trong quốc hội) ở góc dưới bên trái, Ross Perot (lãnh tụ một đảng chính trị bảo thủ) ở góc trên bên trái, Newt Gingrich (Nguyên chủ tịch quốc hội) ở vào góc trên bên phải. Sơ đồ phân tích này có thể áp dụng ở hầu hết các nước. Toàn cầu hóa không kèm theo bảo đảm an ninh xã hội sẽ là nguy hiểm, vì tốc độ chuyển biến quá nhanh. Vì vậy cần phải có vai trò của chính phủ.

Để đạt được toàn cầu hóa bền vững, phải hiểu toàn cầu hóa cũng nghĩa là thay đổi kinh tế và công nghệ nhanh chóng. Vai trò của chính phủ là giúp đỡ xã hội điều chỉnh theo, giúp đỡ những người không điều chỉnh kịp để có một vị trí có hiệu quả. Đó là hệ thống giáo dục tốt hơn (kể cả đào tạo bổ xung) và đào tạo tay nghề. Đó là bảo đảm chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, kể cả người mất việc. Đó là tạo điều kiện để mọi người làm chủ căn nhà hay làm chủ một cơ sở kinh doanh, để họ có thêm phần trong hệ thống. Để người dân mỗi nước ủng hộ các chính sách, phải để họ tham gia nhiều hơn vào các chính sách. Nếu không có các sự tham gia này, họ sẽ không dễ dàng chấp thuận những điều chỉnh ảnh hưởng không tốt đến họ. Cần phải xử lý các khủng hoảng gây ra bởi những con nợ và chủ nợ xấu, điều này nghĩa là đưa ra công khai các vụ tham nhũng, tăng giá, hay đầu tư bất hợp lý. Nếu không được hỗ trợ (với điều kiện kèm theo là phải đổi mới thật sự), các con nợ xấu sẽ nhanh chóng trở lại với vấn đề cũ. Tuy nhiên cũng phải xử lý cả các chủ nợ xấu. Hiện hầu hết nợ khó đòi là do các ngân hàng cho vay, hoặc trưüc tiếp vào một quốc gia hay một công ty mà họ biết rất hạn chế, hoặc gián tiếp thông qua những quĩ đầu tư rủi ro đặt cược cao vào những tài sản không được định giá chính xác. Friedman muốn cổ đông ngân hàng sa thải những nhà lãnh đạo ngân hàng bị thua lỗ do không thu hồi được nợ, như vậy những người kế cận sẽ phải thận trọng hơn. Điều này buộc các con nợ sẽ phải làm thông tin trong suốt hơn. Một lượng thông tin lớn hơn được tạo ra và luân chuyển sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rủi ro rõ hơn. Hồi phục sau các cú sốc cũng nhanh hơn, nhanh như Mê-hi-cô và Bra-xin hồi phục từ hoảng loạn năm 1998, nhờ có các hệ thống tài chính ngân hàng được cải thiện.

Friedman kết thúc bằng đề nghị dân chúng Mỹ ủng hộ những gì ông cho là vai trò của Mỹ - một người phải dẫn đầu một cách miễn cưỡng. Ông so sánh vai trò của Mỹ trên kinh tế thế giới như Michael Jordan trong liên đoàn bóng rổ Mỹ. Ông cho là những thời kỳ mất ổn định trên quan hệ quốc tế là khi nước lãnh đạo không còn mong muốn một mình đứng mũi chịu sào, không muốn một mình chịu chi phí cho ổn định toàn cầu. Mặc dù còn những người “ăn theo”, Mỹ phải vun đắp một hệ thống phục vụ lợi ích cho Mỹ và cho hầu hết toàn cầu. Tuy nhiên, cần phải giữ cân bằng giữa xe Lexus và cây Ô-liu, và phải tôn trọng những nước đang phấn đấu cho sự cân bằng này. Nếu không có những cộng đồng thật sự mà chỉ những cộng đồng máy móc công nghiệp, con người và xã hội trở thành tín đồ của các tôn giáo quá khích và kỷ nguyên mê tín mới để lấp vào khoảng trống do sự mất cân bằng tạo ra.

Bài viết này được đăng trên website YaleGlobal Online, một ấn bản của Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Yale , và được Trung tâm này cho phép dịch sang Tiếng Việt. Bản quyền ©Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Yale.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n