Chuyển đến nội dung chính

Chiến lược chấp nhận lỗ


Càng nhiều khách hàng, càng lỗ, nhưng công ty vẫn ra sức tìm kiếm khách hàng cho mình. Đó là một chiến lược kinh doanh hết sức lạ lùng của Công ty G-mail.

Cách đây ít năm, Công ty G-mail được thành lập tại thành phố cảng Hamburg của Đức với một dịch vụ khách hàng mà họ không hề thu được lãi. Ngược lại, họ chấp nhận bù lỗ cho mỗi người khách mà họ phục vụ. Đó là dịch vụ giúp các công ty, văn phòng, ngân hàng gửi thư từ, công văn, tài liệu đến các đối tác, cơ quan, khách hàng của mình. Thế nhưng vào thời điểm bấy giờ thì tại Đức, Công ty bưu chính quốc gia vẫn là đơn vị độc quyền được làm dịch vụ bưu điện - bưu chính. Vì vậy dịch vụ mà G- mail phục vụ khách hàng chỉ đơn thuần là đến các công ty, ngân hàng, văn phòng để nhận, cân, dán tem các thư từ công văn, tài liệu cần gửi và đem đến bưu điện để gửi đi.

Làm dịch vụ như vậy nhưng G-mail lại không nhận bất cứ một xu phí nào của khách hàng trong vài năm đầu tiên. Không những thế, nhằm thu hút khách hàng, ông giám đốc trẻ của G-mail thậm chí còn dám chấp nhận bù lỗ cho mỗi lá thư, công văn gửi đi là 3 cent. Như thế, thay vì phải trả cho bưu điện thành phố mỗi lá thư 60 cent thì khách hàng chỉ phải trả cho G-mail 57 cent. Tất cả các công dịch vụ khác như đến nhận thư, cân, dán tem thư đều được G-mail phục vụ miễn phí.

Bất kỳ một người bình thường nào khi biết đến đây đều phải tò mò hỏi: Tại sao G-mail lại có kiểu kinh doanh "chấp nhận lỗ" một cách lạ lùng như vậy? Điều đó không phải là một ngày, một tuần hay một đợt quảng cáo, khuyến mại mà là cả một giai đoạn 2-3 năm khi G-mail vừa được thành lập. Giải thích điều kỳ lạ đó, Daniel Giersch, ông chủ trẻ tuổi nhưng rất tự tin của G-mail, nói: "Chúng tôi bây giờ càng lỗ nhiều càng tốt, điều đó chứng tỏ chúng tôi đã thu hút được rất nhiều khách hàng. Nhưng vài năm nữa thôi thì những khoản tiền mà chúng tôi phải bù lỗ hôm nay sẽ chỉ là một phần rất nhỏ của lợi nhuận mà chúng tôi có được".

Sở dĩ Giersch dám đầu tư như vậy là do ông đã theo dõi rất sát các chính sách sắp ban hành của Nhà nước. Khi biết Nhà nước trong 3 năm nữa chắc chắn sẽ bãi bỏ vị thế độc quyền trong kinh doanh lĩnh vực bưu chính - bưu điện của Công ty bưu chính quốc gia, ông đã nhanh chóng thành lập Công ty G-mail với dịch vụ bưu chính phải bù lỗ nói trên. Giersch đã nhanh nhạy và rất có tính toán lâu dài khi thực hiện một hoạt động đầu tư có tính đón đầu chính sách sắp ra đời. Giersch cho rằng, chính sách mới được ban hành thì Công ty G-mail sẽ trở nên quá quen thuộc, tin cậy với đa số khách hàng trong địa bàn hoạt động.

Sự cạnh tranh trên thị trường nói chung đã làm cho các hoạt động quảng cáo, chăm sóc, tìm hiểu khách hàng qua thư của các công ty ngày càng được tăng cường. Đặc biệt các ngân hàng, công ty bảo hiểm mỗi ngày đã phải gửi đi hàng chục vạn lá thư thông tin về tài khoản, tài sản của khách hàng. Đó là những nguồn khách hàng béo bở của dịch vụ bưu chính bưu điện mà Công ty bưu chính quốc gia không còn được độc quyền phục vụ nữa.

Lúc mới thành lập, G-mail chỉ có vẻn vẹn 10 nhân công, giờ đây G-mail đã có cả một mạng lưới chi nhánh và các đại lý, các cơ sở liên kết ở phần lớn các thành phố lớn của Đức. G-mail dự kiến mỗi ngày làm dịch vụ đưa chuyển khoảng 10 triệu lá thư, công văn trên khắp cả nước. Và giờ đây, ông chủ của G-mail lại càng có cơ sở để tự tin nói rằng: "Với một khối lượng khách hàng lớn như vậy thì ông có thể đàm phán giá vận chuyển thư từ công văn xuống một cách thấp nhất, có khi chỉ bằng một nửa giá cước mà Công ty bưu chính quốc gia từ trước vẫn thu của khách hàng".

Đầu tư đón đầu, không chỉ mình G-mail thu được lợi lớn mà tất cả các khách hàng của công ty đều rất hài lòng, không chỉ về chất lượng dịch vụ mà còn là ở tính hiệu quả kinh tế rất cao khi sử dụng dịch vụ của G-mail. Giám đốc của một công ty bảo hiểm nói mỗi năm họ gửi trên 1,3 triệu lá thư, công văn đều được ký hợp đồng thực hiện qua công ty G-mail. Tính ra công ty này đã tiết kiệm được mỗi năm trên 20.000 USD tiền cước so với phí bưu điện trước kia của Công ty bưu chính quốc gia.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n