Chuyển đến nội dung chính

Cơm thơm nhau?



Một cô gái trẻ mở nhà hàng đặc sản Việt.Vốn khéo miệng và vui tính nên rất đông khách. Một hôm, một tốp khách du lịch vào ăn, cô ta nhanh nhẩu chạy tới giới thiệu các món ăn với khách:

- Thưa các anh! Nhà hàng em nổi tiếng các món ăn, món nào cũng ngon, món nào cũng có, món nào cũng ấn tượng.

- Khách hỏi: - Cơm! Có cơm không?

Chủ trả lời: - Ui trùi, cơm! Cơm thì thơm nhau, món này ai cũng thích.

- Vậy có rau không? Ăn rau thì thế nào? Khách lại hỏi:

- Có rau! Ăn rau thì đau nhau. Các anh có biết vì sao ăn rau lại đau nhau không? Vì nó rẻ, doanh thu ít hơn mà.

- Vậy ăn cá thì sao? Khách lại hỏi.

- Ăn cá thì đá nhau ! Có nhiều đạm ăn cá khoẻ dễ đá nhau.

- Vậy ăn tôm? Khách lại hỏi.

- Ăn tôm thì ôm nhau. Tôm lúc hấp, lúc luộc hoặc nướng xong cứ co quắp lại như người ôm nhau ấy mà.

- Nếu vậy tôi ăn thịt. Ăn thịt thì sao nhau? Khách lại hỏi.

- Ăn thịt thì... thì... Đến đây thì chủ quán ngượng ngùng không biết trả lời ra sao.

Ông khách vội đỡ lời:

- Ăn thịt thì nhộn nhịp khắp các cơ quan trong cơ thể chứ gì...phải không bà chủ, hehehe...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n