Chuyển đến nội dung chính

Tìm thấy "cỗ máy đẻ sao" hiếm hoi trong vũ trụ



Các nhà thiên văn đã khám phá ra một "cỗ máy đẻ sao" đặc biệt - một thiên hà ở rất xa đang phun ra những vì sao ở tốc độ đáng kinh ngạc, khoảng 1.000 đến 4.000 vì sao mỗi năm.

Với tốc độ này, thiên hà nói trên chỉ cần khoảng 50 triệu năm, không phải là quá dài theo thời gian vũ trụ, là đủ để mọc ra một thiên hà tương đương với hầu hết các thiên hà khổng lồ chúng ta thấy ngày nay.

"Hãy so sánh, Milky Way của chúng ta chỉ sản sinh ra trung bình 10 ngôi sao mỗi năm", phát ngôn viên của Cơ quan Vũ trụ Mỹ cho biết.

Thiên hà "Baby Boom" cách chúng ta 12,3 tỷ năm ánh sáng, được đặt biệt danh này vì đang đẻ hàng loạt vì sao cùng lúc.

Phát hiện mới đi ngược lại với giả thuyết phổ biến nhất hiện nay về sự thành tạo của thiên hà. Theo giả thuyết đó, có tên là Mô hình Hierarchical, các thiên hà đẻ sao một cách chậm chạp nhờ hấp thụ những mảnh vụn tí hon của các thiên hà khác, chứ không phải theo cách bùng nổ như quan sát thấy trong thiên hà "Baby Boom" mới được tìm ra.

(Theo VnExpress)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người

Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch, người tối cổ (người vượn), người cổ và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh bằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. I/.CÁC DẠNG VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành

Vì sao con người thích thử nghiệm cái mới?

Các nhà khoa học đã xác định được một vùng não khiến chúng ta có máu phiêu lưu. Kết quả có thể giúp lý giải vì sao mọi người luôn bị thu hút bởi những món hàng mới khi đi mua sắm. Khi chụp ảnh não để đo dòng máu chảy, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện một vùng não, gọi là thể vân bụng, hoạt động nhiều hơn khi chủ thể chọn một đồ vật mới lạ trong cuộc kiểm tra. Vùng não này liên quan tới việc xử lý các phần thưởng thông qua việc thải ra các truyền dẫn thần kinh như dopamine. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của cơ chế tặng thưởng lâu đời này chứng tỏ có một lợi thế tiến hóa trong việc thử nghiệm những điều chưa được biết. "Tìm kiếm một cảm giác mới lạ là một xu hướng hành vi cơ bản ở con người và động vật. Việc thử nghiệm những lựa chọn mới sẽ mang lại những lợi ích lâu dài", Bianca Wittmann tại Đại học College London, Anh, nhận định. Tuy nhiên, liều lĩnh cũng mang lại rủi ro. Một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm, và ở thế giới hiện đại, chọn lựa những thứ mới sẽ khiến n